Kỹ nghệ Moustier
Kỹ nghệ Moustier

Kỹ nghệ Moustier

Kỹ nghệ Moustier hay văn hóa Moustier (phiên âm tiếng Việt: kỹ nghệ Muxchiê hay văn hóa Muxchiê) là một kỹ nghệ khảo cổ chế tác công cụ bằng đá có liên hệ với người Neanderthal ở châu Âu và với người hiện đại về mặt giải phẫu sơ kỳ ở Bắc Phi và Tây Á. Nền kỹ nghệ Mousteri là đặc trưng của giai đoạn trung kỳ đá cũ muộn tại phần phía tây đại lục Á-Âu, kéo dài từ 160.000 đến 40.000 BP song nếu kỹ nghệ tiền thân Levallois hoặc Levallois-Mousteri được bao gồm thì khoảng thời gian xuất hiện sớm tận 300.000 hoặc 200.000 BP.[2] Kỹ nghệ Mousteri sau bị thay thế bởi văn hóa Aurignac (khoảng 43.000–28.000 BP) của Homo sapiens.

Kỹ nghệ Moustier

Văn hóa trước Văn hóa Acheul, văn hóa Micoque, văn hóa Clacton
Thời kỳ Trung kỳ đá cũ
Các di chỉ lớn Creswell Crags, Lynford Quarry, Arcy-sur-Cure, Hang Vindija, Dãy núi Atapuerca, Zafarraya, Hang Gorham, Devil's Tower, Haua Fteah, Jebel Irhoud
Văn hóa tiếp Văn hóa Châtelperron, văn hóa Emiran, văn hóa Baradostian, văn hóa Aterian, văn hóa Mal'ta–Buret'?
Phạm vi địa lý Châu Phi và đại lục Á-Âu
Thời gian k. 160.000–40.000 BP[1]
Di chỉ mẫu Le Moustier